Thời kỳ đồ đồng Lịch_sử_Ấn_Độ

Tượng "vua Priest" thuộc nền văn minh lưu vực sông Ấn

Thời kỳ đồ đồng tại tiểu lục địa Ấn Độ bắt đầu khoảng năm 3300 trước công nguyên với sự mở đầu của văn minh lưu vực sông Ấn.[4] the Ganges-Yamuna Doab,[5] Gujarat,[6] and northern Afghanistan.[7] Dân cư tại lưu vực sông Ấn cổ đại, người Harappa, phát triển những kỹ nghệ trong luyện kim, sản xuất đồng đỏ, đồng, chìthiếc.

Văn minh lưu vực sông Ấn

Văn minh lưu vực sông Ấn, nền văn minh phát triển rực rỡ giai đoạn 2600 đến 1900 trước công nguyên, bao gồm các trung tâm đô thị như HarappaMohenjo-daro (tại Pakistan), đánh dầu thời kỳ mở đầu của văn minh đô thị tại tiểu lục địa Ấn Độ. Nó nằm ở trung tâm sông Ấn và các nhánh sông, và mở rộng tới lưu vực sông Ghaggar-Hakra, sông Ganges-Yamuna Doab, Gujarat, và phía Bắc Afghanistan.

Nền văn minh này nổi bật với việc xây dựng các thành phố bằng gạch, hệ thống cống rãnh thoát nước và những tòa nhà nhiều tầng. Giữa những khu định cư là những trung tâm đô thị lớn như HarappaMohenjo-daro, cũng như Dholavira, Ganweriwala, Lothal, KalibangaRakhigarhi. Có giả thuyết cho rằng các xáo trộn địa chất cũng như những thay đổi về khí hậu mà hậu quả dẫn đến sự phá rừng chính là nguyên nhân dẫn đến sự suy sụp của nền văn minh này. Sự suy thoái của nền văn minh sông Ấn cũng bao gồm sự đổ vỡ của xã hội đô thị tại Ấn Độ, cũng như các đặc trưng của đô thị như sự sử dụng chữ viết và seals.

Thời kỳ Vệ Đà

Cột Ashoka

Văn hóa Vệ Đà là văn hóa Ấn-Aryan có liên kết với kinh Vệ Đà, một trong những văn bản chữ viết cổ nhất còn tồn tại, được soạn truyền miệng bằng tiếng Phạn. Nó kéo dài từ khoảng năm 1500 đến năm 500 trước công nguyên. Lối giao tiếp (nói) chính thống, trong 500 năm đầu tiên (1500 - 1000 trước CN) của thời kỳ Vệ Đà tương tự với thời kỳ đồ đồng Ấn Độ, và trong 500 năm tiếp theo (1000 - 500 trước CN) thì tương tự với thời kỳ đồ sắt Ấn Độ. Rất nhiều học giả ngày nay đặt giả thuyết rằng đã có một sự di cư của người Ấn-Aryan vào Ấn Độ và cho rằng những bộ tộc nói tiếng Ấn-Aryan thời đầu di cư vào phần Tây Bắc của tiểu lục địa vào đầu thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên. Phần lớn các học giả cho rằng các bộ tộc Ấn-Aryan này có nguồn gốc từ Ba Tư, KurdistanTiểu Á, những nơi mà họ di cư qua phía đông vào Ấn Độ, qua phía Tây vào châu Âu, vượt qua những người châu Âu bản địa phương Bắc rồi đồng hóa với người bản địa tại các vùng họ di cư tới, đồng thời phát tán văn hóa và ngôn ngữ của họ tại đó.

Xã hội đầu thời Vệ Đà bao gồm những bộ tộc dân du mục thảo nguyên bởi giai đoạn đô thị hóa muộn màng bị bỏ rơi bởi những lý do không được biết đến.[8]

Sau Rigveda, xã hội Aryan ngày càng trở thành một xã hội nông nghiệp, nó được tổ chức xung quanh bốn Varnas. Bổ sung cho các tài liệu của Ấn Độ giáo (kinh Vệ Đà), những thiên anh hùng ca (như RamayanaMahabharata) được cho rằng có nguồn gốc từ thời kỳ này.[9] Sự xuất hiện của người Ấn-Aryan thời đầu, cũng khớp với sự xuất hiện của đồ gốm làm bằng đất màu phát hiện tại các di chỉ khảo cổ.[10]

Vaishali là thủ đô của "Licchavi," nước cộng hòa thứ hai trên thế giới chỉ sau Arwad.[11] Vương quốc của bộ tộc Karus[12], được cho rằng là sự khởi đầu của văn hóa đồ gốm đen và đỏ cũng như sự bắt đầu của thời kỳ đồ sắt tại Tây Bắc Ấn Độ, khoảng năm 1000 trước công nguyên (cùng thời với sự ra đời của Atharvaveda, văn bản Ấn Độ đầu tiên đề cập đến sắt, như là śyāma ayas, có nghĩa "Kim loại đen"). Văn hóa gốm mỹ nghệ trải rộng rất nhiều vùng Bắc Ấn Độ đã phát triển mạnh mẽ từ khoảng năm 1100 đến 600 trước công nguyên.[10] Thời kỳ sau này cũng tương ứng với một sự thay đổi trong viễn cảnh về hệ thống sinh sống kiểu bộ lạc đã dẫn đến sự thành lập các vương quốc gọi là Mahajanapadas.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lịch_sử_Ấn_Độ http://banglapedia.search.com.bd/HT/C_0035.htm http://www.ucalgary.ca/applied_history/tutor/islam... http://www.avalanchepress.com/Soldier_Shah.php http://www.britannica.com/eb/article-46838/India http://p2.www.britannica.com/eb/article-9074639/Va... http://www.calcuttaweb.com/history.shtml http://www.gardenvisit.com/travel/clavijo/timurcon... http://www.indianchild.com/history_of_india.htm http://ejvs.laurasianacademy.com http://www.storyofpakistan.com/articletext.asp?art...